KIỂM SOÁT CẬN THỊ Ở TRẺ EM
Cập nhật lúc: 10/03/2025 152
Cập nhật lúc: 10/03/2025 152
Cận thị là gì ?
Cận thị (hay còn có tên khoa học là Myopia, Nearsightedness) là tật khúc xạ thường gặp nhất ở mắt và trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây.
Dù chưa xác định được chính xác nguyên nhân khiến tỷ lệ người mắc cận thị gia tăng nhanh trong những năm gần đây, nhiều chuyên gia nhãn khoa cho rằng tình trạng này có thể liên quan đến việc mắt bị căng thẳng do sử dụng máy tính và thực hiện các công việc đòi hỏi nhìn gần trong thời gian dài hoặc do yếu tố di truyền. Việc kiểm soát cận thị BMT là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe thị lực của trẻ em tại khu vực này.
Nguyên nhân gây ra cận thị ở trẻ em
Tình trạng cận thị ở trẻ em, đặc biệt ở các thành phố lớn như Buôn Ma Thuột, đang ngày càng phổ biến. Theo một số thống kê đáng tin cậy, hiện nay có khoảng 3 triệu trẻ em trên cả nước mắc các tật khúc xạ về mắt, trong đó có đến 2/3 bị cận thị, chủ yếu tập trung ở khu đô thị, chiếm khoảng 30-35%.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị cận thị như:
+ Trẻ thường xuyên xem tivi, máy tính hoặc đọc sách với khoảng cách gần.
+ Thường xuyên dụi mắt.
+ Lạc chỗ khi đọc hoặc phải dùng ngón tay để hướng dẫn mắt.
+ Trẻ nhạy cảm với ánh sáng và hay bị chảy nước mắt nhiều hơn bình thường.
+ Trẻ nhắm một mắt khi đọc sách hoặc xem tivi,
+ Thường nheo mắt hoặc nghiêng đầu để quan sát bảng.
Nhìn chung, nguyên nhân chính khiến trẻ em mắc cận thị thường xuất phát từ thói quen sinh hoạt thiếu khoa học và cách sử dụng mắt không hợp lý. Việc tiếp xúc thường xuyên với màn hình điện tử, đọc sách ở khoảng cách quá gần, dụi mắt nhiều, nhạy cảm với ánh sáng hay có thói quen nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn đều có thể làm suy giảm thị lực. Vì vậy, việc giáo dục trẻ cách bảo vệ mắt và xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh là điều vô cùng quan trọng.
Cách kiểm soát cận thị cho trẻ
Để kiểm soát cận thị BMT hiệu quả, trẻ cần được rèn luyện thói quen sinh hoạt khoa học, đặc biệt là trong việc sử dụng mắt. Các bậc cha mẹ, thầy cô giáo nên hướng dẫn trẻ giữ khoảng cách tối thiểu 30-40cm, vào giờ ra chơi phải cho mắt giải lao 5 – 10 phút, không đọc sách báo trong bóng tối và không xem tivi và điện tử quá mức.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ em dành nhiều thời gian tham gia các hoạt động ngoài trời có nguy cơ mắc cận thị thấp hơn. Việc tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên giúp mắt điều tiết tốt hơn và giảm tình trạng mỏi mắt do nhìn gần quá lâu. Vì vậy cha mẹ nên khuyến khích trẻ vui chơi ngoài trời ít nhất 1-2 giờ mỗi ngày, tham gia các hoạt động thể chất như đá bóng, bơi lội, đạp xe...Điều này không chỉ giúp mắt khỏe mạnh mà còn tăng cường sức khỏe tổng thể của trẻ.
Ngoài ra, một trong những phương pháp được áp dụng để kiểm soát cận thị ở trẻ em hiện nay là sử dụng thuốc Atropin. Atropin là một loại thuốc nhỏ mắt có tác dụng làm chậm tiến trình tăng độ cận, giúp kiểm soát cận thị hiệu quả, đặc biệt đối với trẻ có nguy cơ tăng độ nhanh. Tuy nhiên, việc sử dụng Atropin cần có sự hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ chuyên gia để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho trẻ.
Kết luận
Việc phòng ngừa và kiểm soát cận thị ở trẻ em đòi hỏi sự quan tâm sát sao từ phụ huynh. Bằng cách bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, theo dõi những dấu hiệu bất thường như nheo mắt, nhức mắt khi xem tivi hay học tập, cha mẹ có thể sớm phát hiện tình trạng cận thị ở trẻ. Việc kiểm tra là cần thiết nên đưa trẻ đi khám ít nhất 6 tháng/ lần tại các cơ sở chuyên khoa như Bệnh Viện Mắt Tây Nguyên, các bác sĩ sẽ tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm việc sử dụng kính, điều chỉnh thói quen sinh hoạt và có thể áp dụng phương pháp điều trị bằng thuốc Atropin nếu cần thiết.
Xem thêm chi tiết bảng giá tại đây
Bạn là tín đồ của kính áp tròng? Đừng bỏ lỡ ưu đãi đặc biệt tại Bệnh viện Mắt Tây Nguyên!
Xem chi tiết